Việc làm và tư cách lưu trú của người nước ngoài

Tư cách lưu trú của người nước ngoài

Tư cách lưu trú có 27 loại

Người nước ngoài tạm trú tại Nhật bản khi nhập cảnh phải ghi rõ trong tờ khai mục đích, và phải được xác nhận. Sau đó được cấp thẻ tạm trú (gọi là “ thị thực” VISA). Vì vậy, visa có 27 loại tương tứng với điều kiện và mục đích lưu trú.

Người nước ngoài tạm trú tại Nhật thì tiến hành xác định thời gian và phạm vi hoạt động được ghi rõ trong thẻ tạm trú.

Khái niệm về visa lao động

Đối với người nước ngoài nhập cảnh và lưu trú tại Nhật Bản, thì visa phải tương ứng với ít nhất một nơi trong giấy chứng nhận cư trú.

Vì vậy, việc cấp chứng nhận cư trú (với “visa lao động”) làm công ăn lương tại Nhật Bản được dựa trên các khái niệm cơ bản của yếu tố “không cho phép lao động đơn giản.”

Mở rộng phạm vi công việc của của luật sửa đổi

Du học sinh vào Nhật để làm việc thì lấy visa lao động để làm việc. chủ yếu là giới hạn trong các ngành như là “kỹ thuật”, “nghiệp vụ quốc tế, giao lưu văn hóa con người”

Tuy nhiên, theo luật sửa đổi thì phạm vi tư cách lưu trú có thay đổi, đã mở rộng ơn phạm vi việc làm cho du học sinh. Đây là một điểm sáng.

1 Thống nhất tình trạng cư trú “kiến thức khoa học nhân văn và kinh doanh quốc tế”, “công nghệ” thành một mục.

Đối với visa lao động ngành “kỹ thuật”, “nghiệp vụ quốc tế, giao lưu văn hóa con người” là một trong những loại visa có thể xin thay đổi từ visa “Du học” vì các ngành này không đòi hỏi kinh nghiệm làm việc.

Nếu đã có bằng cấp và kiến thức cơ bản, du học sinh nước ngoài có thể nộp đơn xin visa lao động theo mục “Kiến thức nhân văn – Kinh doanh quốc tế” nếu đã theo học các ngành có liên quan, hoặc mục “Kĩ thuật” nếu đã theo học khối ngành khoa học.

2 Tư cách cư trú mới: Hộ lý

Đáp ứng cho các nhu cầu chăm sóc dài hạn chất lượng cao đã tăng lên cùng với tình trạng dân số già vẫn đang tăng của xã hội Nhật Bản, đã có thêm một tư cách lưu trú mới là “Điều dưỡng”, nhắm đến đối tượng sở hữu chứng chỉ Điều dưỡng cấp quốc gia.

Vì vậy, các du học sinh người nước ngoài sau khi tốt nghiệp các cơ sở đào tạo như trường dạy nghề chuyên nghiệp và sở hữu chứng chỉ Điều dưỡng cấp quốc gia có thể làm các công việc điều dưỡng tại Nhật Bản.

3 Khả năng học tập nghiên cứu “Ẩm thực Nhật bản” từ công việc

Kể từ khi “Ấm thực Nhật Bản” được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO vào năm 2013, thế giới ngày một quan tâm đến văn hóa ẩm thực của xứ Phù Tang.

Vì vậy, từ năm 2014, các du học sinh tại các cơ sở đào tạo chuyên nga ẩm thực đã được cấp phép sẽ được phép làm việc trong ngành ẩm thực trong nội bộ Nhật Bản.

Theo đó, với tư cách lưu trú “Hoạt động nhất định” có thời hạn 2 năm, các bạn du học sinh có thể vừa làm việc vừa nghiên cứu về ẩm thực Nhật Bản.

4 Thay đổi tư cách lưu trú “Kinh doanh đầu tư” thành “Kinh doanh, quản lý”

Từ năm 2015, đối với những ai đang làm các công việc điều hành hoặc quản lí tại các công ty, doanh nghiệp Nhật Bản, thì tên của visa “Đầu tư – Kinh doanh” đã được đổi thành “Kinh doanh – Quản lý”.

Theo đó, trong trường hợp thành công ty mới thì các điều kiện về quy kinh doanh để có thể xin được loại visa này đã trở nên rõ ràng hơn.

Tư cách lưu trú liên quan đến du học sinh nước ngoài làm việc tại Nhật Bản

Trong trường hợp du học sinh người nước ngoài muốn làm việc tại Nhật Bản, thì bắt buộc phải đổi tư cách lưu trú từ “Du học” sang các tư cách lưu trú cho phép lao động tại Nhật.

Vì vậy, dựa trên nội dung “Tư cách lưu trú của người nước ngoài” ở phần trước, dưới đây chúng tôi xin phép giải thích rõ hơn về các loại visa có thể lao động tại Nhật.

Tư cách lưu trú ngành “Kĩ thuật – Nhân văn – Kinh doanh quốc tế”

  • Du học sinh cần tốt nghiệp trên trung học phổ thông

Tư cách lưu trú “Kĩ thuật – Nhân văn – Kinh doanh quốc tế” dành cho các du học sinh có mong muốn lấy được visa làm việc phổ biến, là những người tốt nghiệp trường dạy nghề, đại học, đại học ngắn hạn ở Nhật trở lên.

Nếu tốt nghiệp trường dạy nghề, bạn đã có được danh hiệu “Chuyên viên” hoặc “Chuyên gia”. Ngoài ra, sinh viên nước ngoài đã tốt nghiệp từ các trường đại học tại nước sở tại cũng có thể làm việc tại Nhật Bản. Thêm vào đó, nếu bạn muốn có một công việc trong lĩnh vực liên quan đến CNTT và đã thi đậu các bài kiểm tra trình độ ngành CNTT mà Bộ Tư pháp đã đề ra, thì không quan trong chuyên ngành đã từng theo học (Theo Cơ quan Xúc tiến Thông tin công nghệ (IPA), phần “Các quy trình ảnh hưởng đến việc tuyển dụng kĩ sư CNTT người nước ngoài”).

  • Liên quan quan trọng của nội dung học tập và nội dung kinh doanh

Theo điều tra của việc thay đổi tư cách lưu trú của phòng quản lý xuất nhập cảnh thì du học sinh sẽ được hỏi rất nhiều câu hỏi liên quan đến nội dung nghiệp vụ tương quan với những nghiệp vụ mà mình đã học tại trường đại học hay trường dạy nghề.

Ví dụ như: Trong trường hợp du học sinh người đã học ngành gia công cơ khí đi làm việc trong lĩnh vực khai thác chế tạo máy móc, hay du học sinh đã học ngành liên quan đến khoa học làm việc trong lĩnh vực quản lý chất lượng, phân tích thành phần hóa học thì để làm rõ tính liên quan giữa ngành đã học và công việc để xác định rõ tư cách lưu trú là khá dễ dàng. Những du học sinh làm những nghiệp vụ khác như là quản lý bộ phận nào đó trong doanh nghiệp có hoạt động đòi hỏi kiến thức liên quan đến các ngành khoa học xã hội nhân văn thuộc về kinh tế học, xã hội học, pháp luật học v.v… đòi hỏi du học sinh phải có chứng chỉ “Văn hóa nước ngoài” ( Như nghề biên dịch, phiên dịch, chỉ đạo ngôn ngữ học hay nghiệp vụ giao dịch thương mại với công ty nước ngoài).

  • Các công ty hỗ trợ việc xin visa lao động

Trong một số ngành nghề thuộc lĩnh vực giảng dạy của các trường dạy nghề thì có giới hạn một phần lĩnh vực làm việc như tạo mẫu tóc, chuyên viên trang điểm v.v…

Tuy nhiên, đa phần các công ty Nhật Bản vì yêu cầu tuyển dụng nhân tài ưu tú là người nước ngoài, để những nhân viên này có thể làm việc tại Nhật theo visa “Kĩ thuật – Nhân văn – Kinh doanh quốc tế” thì số lượng các doanh nghiệp cân nhắc đến mối tương quan giữa ngành học và công việc thực tế đang ngày một tăng.

  • Những công việc chính dành cho những du học sinh có chứng chỉ “Kĩ thuật – Nhân văn – Kinh doanh quốc tế”

[Liên quan đến kỹ thuật] Kỹ sư máy tính, kỹ thuật cơ khí, kỹ sư điện tử, thiết kế web và công nghiệp thiết kế sản phẩm, kỹ sư hệ thống và kết quả nghiên cứu hóa học dựa trên sự phát triển sản phẩm, vv…

[Liên quan đến nghiệp vụ quốc tế/Có kiến thức khoa học nhân văn] Kinh doanh thương mại, nhà thiết kế, Giáo viên dạy ngoại ngữ, phân tích chứng khoán, bộ phận nghiên cứu và phát triển, nghiên cứu và tiếp thị thị trường nước ngoài, uan hệ công chúng quốc tế

Tư cách lưu trú “Điều dưỡng”

  • Du học sinh có thể làm việc khi có chứng chỉ lưu trú “Điều dưỡng” , đây là một ngành khá mới.

Những du học sinh đã tốt nghiệp ngành học Điều dưỡng chăm sóc sức khỏe phúc lợi xã hội tại các trường dạy nghề có thể lưu trú tại Nhật với tư cách lưu trú “Điều dưỡng.

  • Công việc yêu cầu kiến thức về điều dưỡng 1– chăm sóc cơ bản về nghề điều dưỡng

Làm điều dưỡng là một ngành đòi hỏi phải có chứng chỉ điều dưỡng tại Nhật. công việc này đòi hỏi người hộ lý phải có kiến thức trong vấn đề, vệ sinh và chăm sóc cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân đồng thời chia sẻ giúp đỡ những việc hàng hàng của người co tuổi.

  • Công việc yêu cầu kiến thức về điều dưỡng  2―― điều kiện của điều dưỡng viên

Hiện tại những người học nghiệp vụ điều dưỡng trong 2 năm sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp chứng chỉ chứng nhận tư cách điều dưỡng của quốc gia.  Các ngành này hiện đang được giảng dạy tại các trường dạy nghề chuyên nghiệp, đại học hoặc đại học ngắn hạn do Bộ Vệ sinh Lao động chỉ định. Để vào học tại các trường này, đòi hỏi du học sinh phải tốt nghiệp THPT trở lên ở tại nước của họ.

Tuy nhiên từ sau năm 2022 thì không chỉ tốt nghiệp ngành điều dưỡng, các nhân viên này phải nhận một kỳ kiểm tra nghiệp vụ nữa của Bộ diều dưỡng Phúc lợi xã hội sau khi tốt nghiệp.

Nhưng đối với những ai học hệ dài hạn (từ năm 2017 đến 2021) thì sau khi học 5 năm sẽ không cần lấy thi lấy chứng chỉ (theo dự kiến) mà Bộ vẫn cấp chứng chỉ cho. Do đó, nếu bạn thi đậu kì thi quốc gia trong vòng 5 năm sau khi tốt nghiệp, hoặc làm công việc điều dưỡng liên tục trong 5 năm sau khi tốt nghiệp thì bạn vẫn có thể sở hữu chứng chỉ Điều dưỡng cấp quốc gia.

  • Những nơi làm việc chủ yếu đòi hỏi chứng chỉ lưu trú “Điều dưỡng”

Điều dưỡng tại nhà, các cơ sở chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, các trugn tâm chăm sóc sức khỏe ban ngày, các cơ sở chăm sóc sức khỏe người khuyết tật, điều hành/quản lý dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà vv

Tư cách lưu trú “Chăm sóc y tế”

  • Cần phải có tư cách “Chăm sóc y tế” của Nhật

Tư cách lưu trú “Chăm sóc y tế” là loại visa lao động cho nghiệp vụ “Hoạt động trong lĩnh vực điều trị y tế”. Để lấy visa này thì cần phải có tư cách “Chăm sóc y tế” do Nhật quy định.

  • Trình độ chuyên môn y tế có thể được cấp visa “Chăm sóc y tế”

Các bác sĩ và y tá, bác sĩ nha khoa và chuyên viên vệ sinh răng miệng, nữ hộ sinh, dược sĩ, y tá sức khỏe công cộng, vật lý trị liệu, trị liệu ngôn ngữ, kỹ thuật viên bức xạ y tế, kĩ thuật viên phòng khám, chuyên viên chỉnh hình/làm tay chân giả nhằm mục đích chỉnh hình, huấn luyện viên

  • Cần phải học tại các cơ sở giáo dục về ngành y của Nhật và đậu trong kỳ thi quốc gia.

Du học sinh phải tốt nghiệp ngành Điều dưỡng như trong chỉ định của Bộ Vệ sinh Lao động và phải đậu trong kỳ thi quốc gia.

Trong đó thì ngành bác sĩ, dược sĩ và điều dưỡng phải học trong trường Đại học, học tập vê nghề trong 6 năm (thời gian giáo dục). Hiện nay các trường dạy nghề cũng có đào tạo các nghề này với thời gian trên 3 năm ngoại trừ nghề bác sĩ và dược sĩ .

Tư cách lưu trú “Kinh doanh – Quản lý”

  • Tư cách làm việc như là một nhà kinh doanh, quản lý công ty

Người nước ngoài sẽ được cấp visa lưu trú với tư cách “Kinh doanh – Quản lí” tại Nhật khi đang “hoạt động quản lý xí nghiệp hoặc là kinh doanh thương mại với các công ty”. Nói cách khác là thành lập công ty tại Nhật hoặc là có giao dịch buôn bán, quản lý với các công ty quốc nội tại Nhật Bản.

  • Du học sinh cũng có thể khởi nghiệp tại Nhật

Trong trường hợp nhận kiểm tra về việc kinh doanh công ty tại Nhật thì ngoài việc khai báo nghiệp vụ kinh doanh là điều hiển nhiên, thì cần cung cấp tài liệu về kỹ năng, lịch sử kinh nghiệm kinh doanh hoặc những tài liệu cơ bản chứng nhận kỹ năng, còn học bạ thì không quá cần thiết.

Tuy nhiên, trong trường hợp học các ngành sáng tạo và kinh doanh tại trường đại học hay trường dạy nghề thì có thể cung cấp thêm tài liệu về trình độ học tương ứng (lúc này không cần kinh nghiệm làm việc). Vì vậy, sau khi tốt nghiệp trường học tại Nhật, có những du học sinh không muốn đi làm mà thay vào đ1 là khởi nghiệp tại Nhật bản.

  • Cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp

Để lấy được Visa “Kinh doanh – Quản lý” người lao động phải chứng minh được đã có kinh nghiệm ít nhất 3 năm làm việc và trải qua các cuộc kiểm tra khảo sát rất nghiêm ngặt.

Chính vì vậy, những du học sinh mới bắt đầu đi làm thì visa “ Kinh doanh – Quản lý” này kỳ thực không quan hệ với nhau. Tuy nhiên, sau khi đi làm 3 năm trở lên thì có thể thay loại visa “Kĩ thuật – Nhân văn – Kinh doanh quốc tế” thành loại visa “Kinh doanh – Quản lý” cho phù hợp.

  • Ngành nghề chủ yếu đòi hỏi visa “Kinh doanh – Quản lý”

Quản lý, quản lý kinh doanh của công ty (giám đốc, giám đốc điều hành, trưởng phòng, trưởng chi nhánh, trưởng xưởng v.v…)

Các tư cách lưu trú khác, như là “Hoạt động cụ thể”, “Kĩ năng”

  • Những người như là đầu bếp Nhật Bản 2 năm kinh nghiệm

Tư cách cư trú “Hoạt động cụ thể” không thể áp dụng cho bất cứ thân trạng nào khác, là một loại visa lao động dành cho các trường hợp được chứng nhận là có một lý do để ở lại Nhật Bản. Do đó, các loại hình và nội dung khá rộng rãi

Ví dụ như liên quan đến việc làm của du học sinh người nước ngoài, bạn có thể nhận được visa “Hoạt động cụ thể” này khi tham gia các hoạt động săn việc sau khi tốt nghiệp, hoặc tham gia làm việc trong thời gian 2 năm tại các nhà hàng Nhật Bản để học hỏi thêm sau khi tốt nghiệp trường dạy nghề chuyên ngành Ẩm thực.

PAGETOP