Hỏi đáp về du học Nhật Bản②

Đây là những câu hỏi mà các bạn có mong muốn đi du học Nhật Bản hay hỏi nhất và câu trả lời.

Thông tin và các quy định cần thiết dành cho du học sinh sống tại Nhật Bản

01 Tư cách lưu trú khi học tại Nhật Bản là gì?

02 Ai sẽ là người nộp đơn xin giấy chứng nhận tư cách lưu trú?

03 Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính là gì?

04 Sau khi có giấy chứng nhận tư cách lưu trú thì việc tiếp theo sẽ phải làm gì?

05 Những điều cần thiết khi nhập cảnh vào Nhật Bản là gì?

06 Thẻ ngoại kiều là gì?

07 Khi nào bạn cần có thẻ ngoại kiều?

08 Có phải luôn mang theo thẻ ngoại kiều không?

09 Nếu phát sinh sự thay đổi trên thẻ ngoại kiều thì nên làm gì?

10 Nếu làm mất thẻ ngoại kiều thì nên làm gì?

11 Mã số cá nhân (My number) là gì?

12 Làm thế nào để nhận được thẻ my number?

13 Thẻ my number hữu ích như thế nào?

14 Du học sinh nước ngoài ở Nhật sống ở những nơi như thế nào?

15 Ưu điểm và nhược điểm khi sống tại ký túc xá.

16 Ưu điểm và nhược điểm khi sống tại căn hộ chung cư.

17 Du học sinh sẽ gặp những khó khăn gì khi ký hợp đồng thuê nhà?

18 Khi lên tàu điện, tàu điện ngầm và xe buýt thì chúng ta phải làm gì?

19 Khi sử dụng nhà vệ sinh thì cần phải lưu ý những điều gì?

20 Có thể đi làm thêm tại Nhật Bản không?

21 Để nhận được “Giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú” thì cần phải làm gì?

22 Sau khi nhận được “Giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú” thì được làm việc bán thời gian trong bao lâu?

23 Ngành nghề mà du học sinh không được phép làm việc?

24 Khi về nước tạm thời thì cần phải làm những gì?

25 Để gia hạn thời gian lưu trú thì cần phải làm gì?

26 Nếu không gia hạn thời gian lưu trú thì sẽ bị làm sao?

27 Để thay đổi tư cách lưu trú cần phải làm gì?

28 Khi nào sẽ bị tước bỏ tư cách lưu trú?

29 Vợ chồng và con cái có thể sống cùng nhau ở Nhật Bản không?

30 Trong trường hợp nào thì cần phải xin phép?

31 Hãy cho tôi biết về bảo hiểm y tế ở Nhật Bản.

32 Muốn tham gia vào bảo hiểm sức khoẻ quốc dân thì phải làm thế nào?

33 Tiền bảo hiểm của bảo hiểm y tế quốc dân là bao nhiêu?

34 Có chế độ được miễn giảm tiền bảo hiểm hay không?

35 Hãy cho tôi biết về nội dung bảo hiểm trong bảo hiểm y tế quốc dân.

36 Ngoài bảo hiểm sức khoẻ quốc dân thì còn có các bảo hiểm nào không?

37 Du học sinh có cần phải trả tiền thuế không?

38 Thuế thu nhập và thuế cư trú là gì.

39 Xử lý rác ở Nhật Bản như thế nào.

40 Ví dụ về phương pháp phân loại rác.

41 Phương pháp thnah toán tiền điện, gas, nước.

42 Những điểm cần lưu ý khi sử dụng điện, nước, gas là gì?

43 Làm thế nào để có thể mở tài khoản ngân hàng?

44 Có thể sử dụng thẻ ngân hàng không?

45 Cơ cấu tổ chức bệnh viện ở Nhật Bản?

46 Muốn gọi xe cấp cứu thì phải làm thế nào?

47 Khi đến bệnh viện thì cần mang theo những gì?

48 Muốn nhận thuốc thì cần phải làm gì?

49 Ở Nhật Bản có xảy ra thiên tai không?

50 Những ảnh hưởng của thiên tai với con người là gì?

51 Nên làm gì để đối phó với thảm hoạ?

52 Trong trường hợp phát sinh tai nạn và sự cố thì chúng ta phải làm gì?

53 Cảm thấy bất an khi giao tiếp với người Nhật Bản.

 

Thông tin và các quy định cần thiết dành cho du học sinh sống tại Nhật Bản

01 Tư cách lưu trú khi học tại Nhật Bản là gì?

-> Tư cách lưu trú để học tại các trường đại học, cao đẳng, cao đẳng kỹ thuật, trường dạy nghề, trường tiếng Nhật tại Nhật Bản gọi là “du học”. Thời hạn lưu trú để học tập được Bộ trưởng Bộ Tư Pháp quy định cho mỗi người nước ngoài là không được quá 4 năm 3 tháng.

02 Ai sẽ là người nộp đơn xin giấy chứng nhận tư cách lưu trú?

->“Giấy chứng nhận tư cách lưu trú (COE)” phải là người nộp đơn hoặc người đại diện được uỷ quyền của đương sự nộp đơn xin tại Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương tại Nhật Bản. Có nhiều trường hợp trường tiếp nhận sẽ là người đại diện giúp bạn nộp đơn. Vui lòng hãy hỏi trường tiếp nhận bạn về giấy tờ cần thiết để nộp đơn

03 Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính là gì?

-> Là giấy tờ để xác nhận xem bạn có thể trang trải chi phí trong thời gian lưu trú tại Nhật Bản hay không. Khi xin thị thực (visa) hoặc xin giấy chứng nhận tư cách lưu trú (COE) bạn có khả năng sẽ được yêu cầu nộp thêm giấy tờ này. Cụ thể, bạn sẽ cần những giấy tờ chứng minh tình hình tài chính liên quan đến việc du học như giấy xác nhận số dư ngân hàng của bản thân, giấy xác nhận số dư ngân hàng của người giám hộ, giấy chứng nhận học bổng,….

04  Sau khi có giấy chứng nhận tư cách lưu trú thì việc tiếp theo sẽ phải làm gì?

-> Sau khi được cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú thì chúng ta sẽ nộp đơn xin thị thực (visa) tại Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. Những giấy tờ cần thiết khi đó sẽ bao gồm hộ chiếu, tờ khai xin cấp thị thực, ảnh chân dung, giấy chứng nhận tư cách lưu trú,….

05  Những điều cần thiết khi nhập cảnh vào Nhật Bản là gì?

->Khi nhập cảnh vào Nhật Bản thì nhất định hãy mang theo giấy chứng nhận tư cách lưu trú, thị thực (visa), hộ chiếu. Bạn hãy kiểm tra chắc chắn tất cả các mục cần thiết trước khi nhập cảnh.

 

06  Thẻ ngoại kiều là gì?

-> Thẻ ngoại kiều là thẻ được cấp bởi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cho người lưu trú tại Nhật Bản dài hạn, trên thẻ có ghi các mục liên quan đến việc lưu trú như thời gian lưu trú và tư cách lưu trú… Thẻ ngoại kiều sẽ được cấp cho những người nước ngoài có thời gian lưu trú trên 3 tháng.

07  Khi nào bạn cần có thẻ ngoại kiều?

->Khi người nước ngoài được yêu cầu chứng minh danh tính của mình trong thời gian sống ở Nhật Bản, bạn có thể chứng minh điều đó bằng thẻ ngoại kiều. Việc chứng minh là điều cần thiết khi bạn mở tài khoản ngân hàng, đăng ký điện thoại di động, thuê nhà hoặc tham dự các kỳ thi như thi đại học.

 

08 Có phải luôn mang theo thẻ ngoại kiều không?

-> Theo quy định của pháp luật bạn có nghĩa vụ phải mang theo và xuất trình thẻ ngoại kiều. Không chỉ ngân hàng và cơ quan hành chính nhà nước mà cả cảnh sát cũng có thể yêu cầu bạn xuất trình khi đi ngoài đường. Nếu bạn không mang theo thẻ ngoại kiều ở thời điểm đó thì bạn có thể bị nghi ngờ lưu trú bất hợp pháp và bị phạt tiền tới 200.000 yên.

09 Nếu phát sinh sự thay đổi trên thẻ ngoại kiều thì nên làm gì?

-> Trường hợp có sự thay đổi liên quan đến thông tin cá nhân và tư cách lưu trú thì bạn có thể thay đổi thông tin trên thẻ ngoại kiều của mình. Hãy báo cáo với cục quản lý xuất nhập cảnh trong vòng 14 ngày và làm theo các thủ tục tại quầy đăng ký và thẻ ngoại kiều đồng thời phải ghi các thông tin thay đổi ở thẻ ngoại kiều.

10 Nếu làm mất thẻ ngoại kiều thì nên làm gì?

-> Trường hợp làm mất thẻ ngoại kiều hoặc làm bẩn thì hãy làm đơn xin cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp lại thẻ ngoại kiều mới.

11 Mã số cá nhân (My number) là gì?

-> My number là một thẻ gồm 12 chữ số được cấp cho tất cả những người đã đăng ký cư trú tại Nhật Bản. Số này thì khác với 12 số ghi trên thẻ ngoại kiều.

 

12 Làm thế nào để nhận được thẻ my number?

-> Khi bạn đi đăng ký tạm trú tại cơ quan chính quyền ở thành phố nơi bạn cư trú thì bạn sẽ được gửi “Giấy thông báo mã số cá nhân” để thông báo cho bạn về my number của bạn. Sau khi nhận được “Giấy thông báo mã số cá nhân” hãy đăng ký cấp thẻ my number tại quầy ở cơ quan chính quyền hoặc đăng ký qua đường bưu điện, online.

13 Thẻ my number hữu ích như thế nào?

-> Thẻ my number ngoài việc chứng minh mã số của bản thân thì còn có thể sử dụng như giấy tờ tuỳ thân chính thức. Không thể sử dụng “Giấy thông báo mã số cá nhân” như giấy tờ tuỳ thân. Khi làm thủ tục tại cơ quan chính quyền hay khi làm thêm hoặc nhận và khi nhận tiền từ nước ngoài qua ngân hàng thì bạn cũng có thể được yêu cầu cung cấp thẻ my number.

14 Du học sinh nước ngoài ở Nhật sống ở những nơi như thế nào?

-> Khoảng 75% du học sinh sống ở trong những căn hộ chung cư hoặc ký túc xá. Ngoài ra thì có một số trường hợp sống trong ký túc xá do trường học và chính quyền địa phương quản lý. Sau khi có thông báo đỗ vào trường thì bạn nên ngay lập tức tìm kiếm các thông tin về nhà ở. Các phương pháp để tìm kiếm thông tin đó là ①Văn phòng phụ trách du học sinh của trường học, ②Trên mạng internet hoặc tạp chí, ③Các công ty bất động sản trong khu vực mà bạn muốn sinh sống.

15 Ưu điểm và nhược điểm khi sống tại ký túc xá.

-> Ưu điểm việc sống ở ký túc xá sinh viên đó là chi phí sẽ rẻ hơn so với các căn hộ chung cư và trong phòng có chuẩn bị sẵn đồ đạc và thiết bị gia dụng (cũng có một số ký túc xá thì không có). Nhược điểm đó là có những nơi sẽ sử dụng chung nhà tắm, nhà vệ sinh và nhà bếp. Ngoài ra thì số lượng phòng có hạn nên không phải ứng viên nào có nguyện vọng cũng có thể chuyển đến.

16 Ưu điểm và nhược điểm khi sống tại căn hộ chung cư.

-> Ưu điểm khi thuê một căn hộ đó là bạn có thể tự xây dựng nhịp sống mà mình thích và có thể cảm nhận được giá trị của đồng tiền. Nhược điểm đó là so với ký túc xá thì giá thuê nhà sẽ cao hơn và bạn phải tự chuẩn bị hết các đồ đạc, thiết bị gia dụng trong nhà. Ngoài ra thì sinh viên quốc tế cũng có thể gặp một chút khó khăn khi ký hợp đồng thuê nhà.

17 Du học sinh sẽ gặp những khó khăn gì khi ký hợp đồng thuê nhà?

-> Đầu tiên, ngoài các thủ tục phức tạp về hợp đồng với công ty bất động sản thì có nhiều trường hợp yêu cầu du học sinh phải có trình độ tiếng Nhật đủ để có thể giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày mà không gặp trở ngại. Điều này là do các cư dân sinh sống trong khu vực được yêu cầu tuân thủ các quy định trong sinh hoạt và để có thể nói chuyện suôn sẻ khi có vấn đề phát sinh. Hơn thế nữa thì khi ký hợp đồng phải có người bảo lãnh là người Nhật.

18 Khi lên tàu điện, tàu điện ngầm và xe buýt thì chúng ta phải làm gì?

-> Chỉ cần bạn sử dụng thẻ giao thông IC như “Suica” “Pasmo” thì bạn có thể thanh toán cho hầu hết các chuyến tàu, tàu điện ngầm và chuyến xe buýt. Nếu không sử dụng thẻ giao thông IC thì bạn sẽ mua vé ở máy bán vé tự động gần đó trước khi lên tàu điện, tàu điện ngầm, xe buýt. Bạn sẽ phải trả tiền khi lên xe buýt và khi xuống xe buýt.

19 Khi sử dụng nhà vệ sinh thì cần phải lưu ý những điều gì?

-> Ngồi trên bệ khi đi vệ sinh. Không được xả những thứ khác ngoài giấy vệ sinh. Ngoài ra không sử dụng lửa vì nó sẽ kích hoạt chuông báo cháy.

20 Có thể đi làm thêm tại Nhật Bản không?

-> Về cơ bản thì du học sinh không được phép làm việc. Tuy nhiên dựa vào “Giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú” thì bạn có thể đi làm thêm tại Nhật.

21 Để nhận được “Giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú” thì cần phải làm gì?

-> Người nhập cảnh lần đầu, với tư cách lưu trú “Du học”, nếu thời gian lưu trú vượt quá 3 tháng, khi tái nhập cảnh, có thể xin “Giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú” khi xin đóng dấu nhập cảnh tại sân bay. Sau khi đến Nhật muốn xin “Giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú” thì nộp đơn xin tại Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương.

22 Sau khi nhận được “Giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú” thì được làm việc bán thời gian trong bao lâu?

-> Hoạt động ngoài tư cách lưu trú của du học sinh (làm thêm) thì theo quy định 1 tuần được làm thêm 28 tiếng, trong thời gian nghỉ hè thì 1 ngày sẽ được làm 8 tiếng. Trong số các du học sinh thì có một số bạn tự kiếm tiền chi trả học phí, gửi tiền về cho gia đình ở quê nhà, nhưng hãy lưu ý đừng làm thêm quá giờ.

23 Ngành nghề mà du học sinh không được phép làm việc?

-> Làm việc trong các ngành nghề liên quan đến lĩnh vực kinh doanh giải trí dành cho người lớn thì đều bị cấm. Là các công việc ở các cở sở giải trí bao gồm quán rượu, quán bar, câu lạc bộ đêm, tiệm mạt chược, quán pachinko, quán cà phê đèn mờ…Các công việc làm thêm ở trên dù chỉ là rửa bát hay dọn dẹp thì cũng đều bị nghiêm cấm.

24 Khi về nước tạm thời thì cần phải làm những gì?

->Nếu bạn có ý định quay trở lại Nhật Bản trong vòng một năm (trường hợp thời gian lưu trú của bạn hết hạn sớm hơn thì bạn cần quay lại cho đến ngày hết hạn lưu trú) thì bạn không cần phải làm thủ tục đặc biệt nào khi rời khỏi Nhật Bản. Trong các trường hợp khác cần nhận được giấy phép tái nhập cảnh tại Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương trước khi rời khỏi Nhật Bản. Để nhận được giấy phép cộng nhận tái nhập cảnh thì bạn phải có hộ chiếu và thẻ cư trú hợp lệ.

25 Để gia hạn thời gian lưu trú thì cần phải làm gì?

-> Nếu quá hạn thời gian lưu trú được quy định khi nhập cảnh, trường hợp muốn tiếp tục ở lại Nhật Bản, phải xin phép gia hạn thời gian lưu trú tại Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương. Thông thường, cần nộp đơn xin gia hạn trước khi hết hạn lưu trú khoảng 3 tháng.

26 Nếu không gia hạn thời gian lưu trú thì sẽ bị làm sao?

->  Nếu quá thời gian lưu trú sẽ bị coi là lưu trú bất hợp pháp và sẽ bị xử phạt hoặc trục xuất về nước. Cần lưu ý đến thời gian lưu trú vì bạn có thể bị đuổi học hoặc không được nhận học bổng.

27 Để thay đổi tư cách lưu trú cần phải làm gì?

-> Trường hợp bạn muốn thay đổi tư cách lưu trú, phải nhận được sự cho phép thay đổi tư cách lưu trú tại Cục quản lý xuất nhập cảnh tại địa phương. Nếu bạn muốn từ bỏ tư cách lưu trú hiện tại (du học) và muốn tiến hành các hoạt động với tư cách lưu trú khác (như xin việc…) bạn sẽ cần phải nhận được sự cho phép thay đổi. Nếu không được sự cho phép mà phát sinh thu nhập tại các doanh nghiệp hoặc các hoạt động có thù lao thì có khả năng bị xử phạt hoặc trục xuất về nước.

28 Khi nào sẽ bị tước bỏ tư cách lưu trú?

-> Trường hợp người làm đơn khai báo giả các hoạt động, lý lịch hoặc làm giả giấy tờ… sẽ bị tước bỏ tư cách lưu trú. Mặc dù có tư cách lưu trú “du học” nhưng không đi đến trường học mà đi làm sẽ bị tước bỏ tư cách lưu trú trừ trường hợp có lý do chính đáng.

29 Vợ chồng và con cái có thể sống cùng nhau ở Nhật Bản không?

-> Vợ (chồng) hoặc con cái là người phụ thuộc của du học sinh thì có thể lưu trú tại Nhật Bản với tư cách lưu trú “người phụ thuộc” tuỳ theo thời gian lưu trú. Bạn nên mời gia đình sang sau khi đã quen với cuộc sống ở Nhật Bản và sẵn sàng bao gồm cả mặt tài chính. Hãy lưu ý nếu người phụ thuộc của bạn nhập cảnh vào Nhật Bản theo diện “lưu trú ngắn hạn (thường gọi là visa du lịch)” thì sẽ khó thay đổi tư cách lưu trú thành người phụ thuộc ở Nhật Bản.

30 Trong trường hợp nào thì cần phải xin phép?

-> Những trường hợp dưới đây thì cần phải làm đơn xin phép.
・Trường hợp thay đổi tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch, nơi sinh sống hoặc chuyển nơi học tập như chuyển sang trường khác, tốt nghiệp, thôi học, hoặc làm bẩn, làm rách, làm mất Thẻ ngoại kiều… thì cần phải nộp đơn lên Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương.
・Ngoài ra nếu thay đổi nơi ở, về nước khi hoàn thành du học cần nộp đơn chuyển đi hoặc chuyển đến cho cơ quan của chính quyền địa phương.

31 Hãy cho tôi biết về bảo hiểm y tế ở Nhật Bản.

-> Ở Nhật Bản, để giảm gánh nặng chi phí y tế thì họ có hệ thống bảo hiểm công cộng. Những người được phép cư trú ở Nhật trên 3 tháng phải tham gia Bảo hiểm sức khoẻ quốc dân.

32 Muốn tham gia vào bảo hiểm sức khoẻ quốc dân thì phải làm thế nào?

->Sau khi đăng ký là cư dân tại cơ quan hành chính của thành phố nơi mà bạn sinh sống, hãy tiến hành làm các thủ tục tiếp theo tại cơ quan này.

33 Tiền bảo hiểm của bảo hiểm y tế quốc dân là bao nhiêu?

-> Tiền bảo hiểm được tính dựa trên thu nhập trong năm trước của bạn (như công việc bán thời gian…). Vì không thể tính chính xác tiền bảo hiểm nếu bạn không báo cáo thu nhập của mình, cho nên bạn hãy chắc chắn khai báo thu nhập tại cơ quan hành chính của thành phố.

34 Có chế độ được miễn giảm tiền bảo hiểm hay không?

-> Nếu thu nhập năm trước của bạn thấp hơn một mức nhất định thì bạn sẽ được miễn giảm tiền bảo hiểm. Tuy nhiên phải kê khai thu nhập thì mới thuộc đối tượng được miễn giảm. Ngoài ra thì dù bạn không có thu nhập hay thu nhập thấp thì bạn cũng cần phải kê khai thu nhập nên đừng quên nhé.

36 Ngoài bảo hiểm sức khoẻ quốc dân thì còn có các bảo hiểm nào không?

->Có các bảo hiểm bồi thường do trách nhiệm cá nhân và bảo hiểm tai nạn được coi như là một loại bảo hiểm liên quan về các tai nạn mà bảo hiểm sức khoẻ quốc dân không đáp ứng chi trả. Du học sinh cũng có thể tham gia các loại bảo hiểm này. Ví dụ trong các trường hợp dưới đây sẽ được bồi thường.
・Tường phải thay thế do lửa từ việc chiên rán hay bếp cháy.
・Va phải người đi bộ bằng xe đạp và phải chi trả phí trị liệu cho đối phương.
・Trong lúc vắng nhà, máy tính và máy ảnh ở trong nhà bị trộm mất.

37 Du học sinh có cần phải trả tiền thuế không?

-> Trong trường hợp có thu nhập từ việc làm thêm thì du học sinh cũng phải trả tiền thuế. Có 2 loại thuế đó là “Thuế thu nhập” để nộp cho nhà nước và “Thuế cư trú” nộp cho tỉnh hoặc thành phố nơi bạn sinh sống.

38 Thuế thu nhập và thuế cư trú là gì.

->Thuế thu nhập là loại thuế mà người có thu nhập nộp cho nhà nước dựa theo thu nhập của họ (số tiền sau khi trừ đi các chi phí cần thiết từ thu nhập được pháp luật quy định). Thuế thị dân là khoản tiền mà người dân sinh sống tại chính địa phương đó phải nộp cho cơ quan thuế của địa phương khi có thu nhập vượt quá mức giới hạn quy định. Dựa vào thu nhập của bạn trong năm trước, một giấy thông báo sẽ được gửi cho bạn vào khoảng tháng 6 năm sau, thông báo về số tiền thuế và kỳ hạn nộp thuế.

39 Xử lý rác ở Nhật Bản như thế nào.

-> Rác từ các hộ gia đình phải được phân loại theo quy định của từng khu vực và phải đổ rác vào đúng nơi và ngày giờ đã được quy định. Rác được xử lý và phân loại đúng quy định sẽ được xe thu gom rác đến thu gom. Các phương pháp phân loại rác và ngày vứt rác sẽ khác nhau tuỳ từng khu vực, vì vậy hãy vui lòng tuân thủ các quy định ở nơi bạn sống.

40 Ví dụ về phương pháp phân loại rác.

-> Ví dụ về phân loại rác ở Tokyo, rác được chia thành “rác có thể đốt”, “rác không thể đốt”, “rác cỡ lớn”, “rác tái chế”. Việc phân loại được thực hiện như sau.
・Rác có thể đốt: Rác nhà bếp như rau, cá, giấy vụn, quần áo, đồ dùng vệ sinh, tàn thuốc lá… Ở Tokyo được khuyến nghị bỏ rác vào túi nilon bán trong suốt (túi có chứa canxi cacbonat) để ngăn mùi bay ra bên ngoài.
・Rác không thể đốt: Là rác không thể tiêu huỷ hay đốt bỏ. Bao gồm nhựa, kim loại, thuỷ tinh, gốm sứ, cao su, đồ da, dao, bóng đèn, kim, đèn huỳnh quang… Các đồ vật không nguy hiểm được bỏ vào trong các túi nilon trong suốt để có thể nhìn được bên trong. Cho kim vào chai hoặc hộp và đậy nắp lại. Bình xịt và bình gas đặt trên bàn có thể phát nổ, vì vậy hãy dùng mũi khoan hoặc đinh đâm thủng trước khi vứt bỏ.
・Rác cỡ lớn: Xe đạp, đồ điện gia dụng, nội thất… Sẽ mất một khoản phí để thu hồi các loại rác cỡ lớn nên bạn cần đăng ký trước với thành phố nơi bạn sinh sống. Nếu bạn có một lượng rác lớn cần vứt trước khi về nước hoặc chuyển nhà thì hãy liên lạc sớm nhất để vứt rác.
・Rác tái chế: chai nhựa, bình, can, giấy báo, sách….

41 Phương pháp thnah toán tiền điện, gas, nước.

-> Hoá đơn điện và gas sẽ được gửi về hàng tháng, còn hoá đơn tiền nước sẽ là 2 tháng 1 lần. Bạn có thể thanh toán tại ngân hàng, bưu điện hoặc các cửa hàng tiện lợi. Bạn cũng có thể sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán. Hoặc thanh toán từ tài khoản ngân hàng và tài khoản bưu điện của mình.

42 Những điểm cần lưu ý khi sử dụng điện, nước, gas là gì?

-> Về điện, nếu bạn sử dụng điện quá tải thì sẽ bị cúp điện, chính vì vậy mà hãy giảm lượng điện sử dụng xuống và bật lại cầu dao điện. Nếu bạn ngửi thấy mùi gas trong nhà thì hãy tắt gas ngay lập tức và mở cửa sổ. Tuyệt đối không sử dụng lửa trong trường hợp này. Nếu bạn đổ dầu trực tiếp xuống cống sẽ làm tắc nghẽn đường ống nước và dẫn đến ô nhiễm sông và biển, vì vậy không nên đổ dầu xuống cống.

43 Làm thế nào để có thể mở tài khoản ngân hàng?

-> Mang theo hộ chiếu, thẻ ngoại kiều, con dấu đến quầy giao dịch của ngân hàng để làm các thủ tục cần thiết. Sau khi mở tài khoản ngân hàng thì bạn có thể sử dụng thẻ ngân hàng của mình để rút tiền từ máy ATM tại ngân hàng, bưu điện, nhà ga hoặc các cửa hàng tiện lợi,….

44 Có thể sử dụng thẻ ngân hàng không?

-> Thẻ tín dụng quốc tế có thể được sử dụng dễ dàng tại các cửa hàng lớn. Thẻ tín dụng của nước ngoài và thẻ ngân hàng có thể sử dụng tại các máy ATM của bưu điện.

45 Cơ cấu tổ chức bệnh viện ở Nhật Bản?

-> Ở Nhật Bản thì có các bệnh viện lớn (bệnh viện đa khoa) và các bệnh viện nhỏ (phòng khám, cơ sở y tế). Thông thường, mọi người sẽ đến các bệnh viện nhỏ khi bị cảm lạnh và thương nhẹ, khi bị bệnh nặng, chấn thương, phẫu thuật, nhập viện thì sẽ đến các bệnh viện lớn. Nếu bạn bị ốm hoặc bị thương thì trước hết hãy đến các bệnh viện nhỏ. Trong trường hợp cần thiết thì bác sĩ ở bệnh viện đó sẽ viết giấy giới thiệu cho bạn đi đến các bệnh viện lớn.

46 Muốn gọi xe cấp cứu thì phải làm thế nào?

-> Bạn có thể gọi xe cứu thương bằng cách gọi đến số điện thoại #119. Trường hợp bạn không biết có nên gọi cấp cứu hay không thì hãy điện số #7119 để được các chuyên gia tư vấn. Ngoài ra nếu bạn cảm thấy không khoẻ vào lúc nửa đêm thì hãy sử dụng “cấp cứu ngoại trú” của bệnh viện đa khoa.

47 Khi đến bệnh viện thì cần mang theo những gì?

->Khi đến bệnh viện thì bạn cần mang theo thẻ bảo hiểm y tế, giấy tờ tuỳ thân (thẻ ngoại kiều, hộ chiếu), và tiền mặt. Nếu bạn quên không mang thẻ bảo hiểm y tế thì bạn sẽ không thể sử dụng chế độ bảo hiểm chính vì vậy mà chi phí sẽ rất cao. Có một số bệnh viện thì không thể trả bằng thẻ tín dụng. Ngoài ra hãy nói với bác sĩ của bạn về việc bạn bị dị ứng với thuốc nào đang dùng.

48 Muốn nhận thuốc thì cần phải làm gì?

-> Sau khi khám xong thì bạn sẽ nhận được đơn thuốc từ bác sĩ. Bạn mang đơn thuốc đến quầy thuốc họ sẽ chuẩn bị thuốc cho bạn, hãy trả tiền khi nhận thuốc.

49 Ở Nhật Bản có xảy ra thiên tai không?

-> Khi bạn sống ở Nhật Bản bạn có thể bị ảnh hưởng bởi các thảm hoạ thiên nhiên khác nhau như động đất, bão, mưa lớn và tuyết lớn.

50 Những ảnh hưởng của thiên tai với con người là gì?

-> Tàu điện, xe buýt, máy bay có thể bị trì hoãn hoặc ngưng hoạt động. Ngoài ra có thể bị mất điện・mất nước・mất gas. Trong trường hợp đặc biệt nguy hiểm sẽ phải sơ tán

51 Nên làm gì để đối phó với thảm hoạ?

-> Để chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp điều quan trọng là phải biết trước các địa điểm sơ tán gần nhà bạn và có thể kiểm tra thông tin về thảm hoạ trên điện thoại của bạn. Luôn chuẩn bị sẵn thức ăn, nước uống và những vật dụng mang theo khi sơ tán. Việc cố định đồ đạc sao cho không bị đổ cũng rất quan trọng. Bạn có thể thử tham gia các buổi diễn tập thảm hoạ được tổ chức ở khu vực.

52 Trong trường hợp phát sinh tai nạn và sự cố thì chúng ta phải làm gì?

-> #110 là gọi cảnh sát, #119 là gọi xe cấp cứu, vì vậy hãy thật bình tĩnh liên hệ với họ. Bạn hãy luyện tập trước để có thể truyền đạt lại chính xác tình huống của mình bằng tiếng Nhật. Ngoài ra bạn có thể tìm kiếm một nơi có thể trao đổi bằng tiếng mẹ đẻ của mình nếu có điều gì đó không ổn.

53 Cảm thấy bất an khi giao tiếp với người Nhật Bản.

-> Có nhiều người nghĩ rằng “Người Nhật Bản rất lịch sự và nghiêm túc, khi sống ở Nhật thì nhiều người cảm thấy căng thẳng khi giao tiếp với người Nhật. Tìm hiểu trước về các giá trị quan và văn hoá Nhật Bản sẽ giúp bạn bớt lo lắng hơn đấy.

PAGETOP