Các lĩnh vực công nghiệp sản xuất tăng trưởng có nhu cầu tuyển người nước ngoài

Lĩnh vực công nghiệp sản xuất tăng trưởng của Nhật

Đối với các ngành công nghiệp sản xuất đang nỗ lực tăng trưởng trong tương lai tại Nhật Bản, cần nắm vững các từ khóa sau.

  • Cách mạng công nghiệp thứ 4

Tạo ra sản phẩm mới bằng cách sử dụng CNTT và robot.

[Các lĩnh vực nghề nghiệp liên quan]  IT, Sản xuất, Tài chính, Logistics, Dịch vụ v.v…

  • Hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia sức khỏe đứng đầu thế giới

Tăng cường ử dụng các robot và cảm biến trong việc chăm sóc sức khỏe, nhằm mở rộng các dịch vụ riêng của mình trong y tế dự phòng và chữa bệnh.

[Các lĩnh vực nghề nghiệp liên quan]   Điều dưỡng và chăm sóc y tế (bao gồm cả các hiệu thuốc và các cửa hàng thuốc) · CNTT · sản xuất,

  • Năng lượng môi trường

Cố gắng gia tăng việc sử dụng phương tiện di chuyển dùng pin nhiên liệu cùng với việc thúc đẩy sự phát triển các công ty tiết kiệm năng lượng.

[Các lĩnh vực nghề nghiệp liên quan]  Sản xuất (liên quan đến ô tô) Năng lượng · CNTT v.v…

  • Ngành công nghiệp thể thao

Máy đa chức năng giúp rèn luyện thể thao được các cơ sở y tế và điểm bán đồ thể thao yêu thích.

[Các lĩnh vực nghề nghiệp liên quan]  Thể thao, y tế, du lịch, thời trang v.v…

  • Tăng cường ngành công nghiệp dịch vụ

Làm phong phú thêm ngành công nghiệp dịch vụ như là nhà hàng, khách sạn…

[Các lĩnh vực nghề nghiệp liên quan]  Các ngành công nghiệp dịch vụ như là du lịch, diểm ăn uống, tham quan v.v…

  • Cải cách nông nghiệp

Là một ngành công nghiệp đứng thứ sáu nhằm thực hiện từ khâu sản xuất đến chế biến để hỗ trợ phát triển nông nghiệp.

[Các lĩnh vực nghề nghiệp liên quan]  Sản xuất · CNTT · Lưu thông · thương mại

  • Quốc gia du lịch

Mục tiêu trở thành một nước du lịch thu hút khách khắp nơi trên thế giới

[Các lĩnh vực nghề nghiệp liên quan]  Du lịch, khách sạn, tham quan

Các ngành có nhu cầu cao trong tuyển dụng người nước ngoài

Tất cả các cơ sở y tế và du lịch,  CNTT · sản xuất

Từ những từ khóa về chiến lược tăng trưởng Nhật Bản ta thấy ở trên, thì những lĩnh vực được xem trọng nhất có thể thấy là năng lượng, nông nghiệp, tham quan, y tế, dịch vụ.

Vì vậy, trong lĩnh vực sản xuất và IT thì các ngành cải cách công nghệ và “sản xuất sản phẩm” có thể nói là ưu tiên hàng đầu.

Hơn 60% du học sinh theo làm ngành công nghệ thông tin, IT

Trong chuyện xin việc của du học sinh nước ngoài và được tuyển dụng thì các ngành Công nghệ thông tin, IT (60%) chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp theo là ngành sản xuất (52,25%) và các ngành dịch vụ khác (39.5%) , tài chính (33,3%).

Trong đó, mặc dù ngành được đông đảo du học sinh nước ngoài là thương mại và giao dịch (24.3%), thì có thể nói tỉ lệ được tuyển dụng lại thấp nhất trong tất cả các lĩnh vực, tuy nhiên  đây lại là ngành có tỉ lệ thành công trong công việc (một khi đã nhận vào làm) cao bất thường.

Chứng chỉ có lợi/ Cần thiết để xin việc

Đối với các doanh nghiệp hoặc công ty chú trọng tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp, ngoại trừ một số ngành nhất định thì không phải lúc nào cũng đòi hỏi các chứng chỉ chuyên môn. Các chứng chỉ cần thiết trong công việc có thể lấy sau khi đã vào làm việc và cũng có khá nhiều trường hợp được công ty chi trả phí dự thi.

Tuy nhiên, những ngành dưới đây là những ngành yêu cầu có chứng chỉ trước khi được tuyển dụng:

Lĩnh vực Chứng chỉ
IT Passport IT, MOS (Microsoft Office Specialist), CCNA (Cisco Certification Career), chứng chỉ Thiết kế trang web, chứng chỉ năng lực sáng tạo web v.v…
Dịch vụ Kiểm tra định kì năng lực dịch vụ khách sạn, Chứng chỉ Bridal Planner của Hiệp hội ABC, Chuyên gia tổ chức tiệc cưới, Giám đốc quản lý điều hành v.v…
Biên dịch, phiên dịch Chứng chỉ phiên dịch kinh doanh (TOBIS), chứng nhận phiên dịch, người có trách nhiệm quản lý hành trình quốc nội, người có trách nhiệm quản lý du lịch tổng hợp, bán hàng v.v…
PAGETOP